Định hướng phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
Bạc Liêu là tỉnh đồng bằng ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp như: có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, năng lượng tái tạo, phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy hải sản,… kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư; nằm trên các tuyến giao thông chính của Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện kết nối thuận lợi với các trung tâm văn hóa, kinh tế và du lịch của Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Bạc Liêu là tỉnh thuộc Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với diện tích tự nhiên của tỉnh là 266.900,08 ha trong đó đất nông nghiệp là 223,794,83ha, đất lâm nghiệp là 3,677,11ha, đất nuôi trồng thủy sản là 2,262,05 ha, đất nông nghiệp khác là 256 ha, bằng 1/16 diện tích của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống các di tích đã xếp hạng, các đền, chùa, các cơ sở thờ tự, nhà thờ, di tích cách mạng chủ yếu tập trung tại khu vực nông thôn cũng được trùng tu, tôn tạo….phát huy được những giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống cách mạnh vẻ vang của quê hương Bạc Liêu, là điều kiện để khai thác thành các điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm, tiêu biểu như: Di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng, nhà thờ Tắc Sậy (thị xã Giá Rai); Di tích Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Vĩnh Hưng, chùa Giac Hoa, chùa Hưng Thiện (huyện Vĩnh Lợi), Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu, Di tích lịch sử Chùa Cỏ Thum (huyện Hồng Dân), Di tích lịch sử nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Tỉnh Bạc Liêu (huyện Đông Hải),....
Trên cơ sở nguồn tài nguyên du lịch, tỉnh cũng tìm nguồn lực để xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng sông nước, nhằm khai thác những đặc trưng về văn hóa, cảnh quan khu vực nông thôn để hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn để du khách có thể tham quan, trải nghiệm (Tuyến du lịch sinh thái đường sông Bạc Liêu - Vàm Lẻo; tuyến đường sông Hộ Phòng - Gành Hào; các tuyến đường sông huyện Hồng Dân; du lịch theo tuyến đường sông từ thành phố Bạc Liêu đi thành phố Cà Mau hoặc đi thành phố Cần Thơ…)
Hệ thống vườn chim, vườn cò tự nhiên ở Bạc Liêu phân bố rải rác ở các địa phương trong tỉnh với hàng trăm loài chim khác nhau, trong đó có nhiều loài quý hiếm là những điểm tài nguyên có khả năng khai thác phát triển thành các khu điểm du lịch sinh thái có khả năng thu hút khách du lịch, kết hợp nghỉ dưỡng, sinh thái, tham gia các hoạt động du lịch tại địa phương...
Bên cạnh đó, Vườn nhãn Bạc Liêu (Giồng nhãn Bạc Liêu) nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 06 km, trải dài gần 07 km theo tuyến đường ven biển từ phường Nhà Mát đến xã Vĩnh Trạch Đông với diện tích trên 50 ha. Điểm nổi bật ở nơi đây là những vườn nhãn với nhiều gốc nhãn cổ thụ, có cây lên đến hàng trăm năm tuổi. Thêm vào đó là một khung cảnh đồng quê đặc trưng cho nông thôn vùng ĐBSCL tạo thành một không gian sinh thái nông nghiệp hấp dẫn có thể tổ chức các hoạt động du lịch đa dạng như nghỉ cuối tuần, văn hóa, sinh thái, ẩm thực.
Với 56 km bờ biển trải dài từ giáp ranh tỉnh Sóc Trăng đến cửa biển Gành Hào là một hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển với diện tích hàng nghìn ha. Do đặc điểm tự nhiên, biển của Bạc Liêu không có các bãi tắm tự nhiên, song có những nét độc đáo của hệ sinh thái ngập mặn như cảnh quan rừng ngập mặn với kênh rạch chằng chịt, các sản vật phong phú, có giá trị cao, hệ thống các trang trại, các khu nuôi trồng thủy sản và đặc biệt hiện nay tỉnh Bạc Liêu đang tập trung phát triển các dự án Điện gió khu vực ven biển, các Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,… Những khu vực này có thể khai thác phát triển du lịch theo hình thức các khu du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần gắn với sinh thái nông nghiệp, tham quan điện gió và du khách có thể trực tiếp trải nghiệm văn hóa và cuộc sống của cư dân vùng ven biển như bơi xuồng len lách trong những cánh rừng phòng hộ, câu cá, đổ đó, bắt tôm hoặc bắt nghêu trên bãi bồi ven biển….
Bên cạnh việc định hướng hình thành các không gian để phát triển sản phẩm du lịch khu vực nông thôn, các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống của độc đáo của 03 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cũng được tỉnh tập trung đưa vào khai thác để thu hút khách. Đặc biệt là, việc duy trì và hỗ trợ các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất hàng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính đặc trưng của quê hương Bạc Liêu như: đan đát, dệt chiếu nghề làm muối, nghề làm bánh.... góp phần giả quyết công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn và dịch vụ du lịch, đây là các dịch vụ trợ độc đáo thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm.
Văn phòng điều phối Nông thôn mới của tỉnh cũng đã khẩn trương xây dựng dự thảo Đề án Chương trình Mỗi xã 01 sản phẩm (Chương trình OCOP) nhằm để phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương (xã, phường, thị trấn) của tỉnh Bạc Liêu theo chuỗi giá trị, do các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân thực hiện. Qua đó, đã rà soát, tổng hợp giới thiệu các sản phẩm OCOP tiềm năng tại tất cả 07 huyện, thị xã, thành phố đã có 80 sản phẩm được giới thiệu từ 50 xã, phường, thị trấn trong tổng số 64 xã, phường, thị trấn của toàn tỉnh. Hướng tới mục tiêu của Chương trình “Mỗi xã 01 sản phẩm”, người tạo ra sản phẩm OCOP là cộng đồng, người dân tại địa phương, nhằm làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, cải thiện sinh kế của người dân và cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp hoá nông thôn.
Hiện tại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khẩn trương xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới” là tiền đề quan trọng để các địa phương xây dựng kế hoạch và đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương.
Bạc Liêu là tỉnh thuộc Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với diện tích tự nhiên của tỉnh là 266.900,08 ha trong đó đất nông nghiệp là 223,794,83ha, đất lâm nghiệp là 3,677,11ha, đất nuôi trồng thủy sản là 2,262,05 ha, đất nông nghiệp khác là 256 ha, bằng 1/16 diện tích của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống các di tích đã xếp hạng, các đền, chùa, các cơ sở thờ tự, nhà thờ, di tích cách mạng chủ yếu tập trung tại khu vực nông thôn cũng được trùng tu, tôn tạo….phát huy được những giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống cách mạnh vẻ vang của quê hương Bạc Liêu, là điều kiện để khai thác thành các điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm, tiêu biểu như: Di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng, nhà thờ Tắc Sậy (thị xã Giá Rai); Di tích Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Vĩnh Hưng, chùa Giac Hoa, chùa Hưng Thiện (huyện Vĩnh Lợi), Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu, Di tích lịch sử Chùa Cỏ Thum (huyện Hồng Dân), Di tích lịch sử nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Tỉnh Bạc Liêu (huyện Đông Hải),....
Trên cơ sở nguồn tài nguyên du lịch, tỉnh cũng tìm nguồn lực để xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng sông nước, nhằm khai thác những đặc trưng về văn hóa, cảnh quan khu vực nông thôn để hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn để du khách có thể tham quan, trải nghiệm (Tuyến du lịch sinh thái đường sông Bạc Liêu - Vàm Lẻo; tuyến đường sông Hộ Phòng - Gành Hào; các tuyến đường sông huyện Hồng Dân; du lịch theo tuyến đường sông từ thành phố Bạc Liêu đi thành phố Cà Mau hoặc đi thành phố Cần Thơ…)
Hệ thống vườn chim, vườn cò tự nhiên ở Bạc Liêu phân bố rải rác ở các địa phương trong tỉnh với hàng trăm loài chim khác nhau, trong đó có nhiều loài quý hiếm là những điểm tài nguyên có khả năng khai thác phát triển thành các khu điểm du lịch sinh thái có khả năng thu hút khách du lịch, kết hợp nghỉ dưỡng, sinh thái, tham gia các hoạt động du lịch tại địa phương...
Bên cạnh đó, Vườn nhãn Bạc Liêu (Giồng nhãn Bạc Liêu) nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 06 km, trải dài gần 07 km theo tuyến đường ven biển từ phường Nhà Mát đến xã Vĩnh Trạch Đông với diện tích trên 50 ha. Điểm nổi bật ở nơi đây là những vườn nhãn với nhiều gốc nhãn cổ thụ, có cây lên đến hàng trăm năm tuổi. Thêm vào đó là một khung cảnh đồng quê đặc trưng cho nông thôn vùng ĐBSCL tạo thành một không gian sinh thái nông nghiệp hấp dẫn có thể tổ chức các hoạt động du lịch đa dạng như nghỉ cuối tuần, văn hóa, sinh thái, ẩm thực.
Với 56 km bờ biển trải dài từ giáp ranh tỉnh Sóc Trăng đến cửa biển Gành Hào là một hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển với diện tích hàng nghìn ha. Do đặc điểm tự nhiên, biển của Bạc Liêu không có các bãi tắm tự nhiên, song có những nét độc đáo của hệ sinh thái ngập mặn như cảnh quan rừng ngập mặn với kênh rạch chằng chịt, các sản vật phong phú, có giá trị cao, hệ thống các trang trại, các khu nuôi trồng thủy sản và đặc biệt hiện nay tỉnh Bạc Liêu đang tập trung phát triển các dự án Điện gió khu vực ven biển, các Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,… Những khu vực này có thể khai thác phát triển du lịch theo hình thức các khu du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần gắn với sinh thái nông nghiệp, tham quan điện gió và du khách có thể trực tiếp trải nghiệm văn hóa và cuộc sống của cư dân vùng ven biển như bơi xuồng len lách trong những cánh rừng phòng hộ, câu cá, đổ đó, bắt tôm hoặc bắt nghêu trên bãi bồi ven biển….
Bên cạnh việc định hướng hình thành các không gian để phát triển sản phẩm du lịch khu vực nông thôn, các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống của độc đáo của 03 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cũng được tỉnh tập trung đưa vào khai thác để thu hút khách. Đặc biệt là, việc duy trì và hỗ trợ các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất hàng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính đặc trưng của quê hương Bạc Liêu như: đan đát, dệt chiếu nghề làm muối, nghề làm bánh.... góp phần giả quyết công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn và dịch vụ du lịch, đây là các dịch vụ trợ độc đáo thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm.
Văn phòng điều phối Nông thôn mới của tỉnh cũng đã khẩn trương xây dựng dự thảo Đề án Chương trình Mỗi xã 01 sản phẩm (Chương trình OCOP) nhằm để phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương (xã, phường, thị trấn) của tỉnh Bạc Liêu theo chuỗi giá trị, do các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân thực hiện. Qua đó, đã rà soát, tổng hợp giới thiệu các sản phẩm OCOP tiềm năng tại tất cả 07 huyện, thị xã, thành phố đã có 80 sản phẩm được giới thiệu từ 50 xã, phường, thị trấn trong tổng số 64 xã, phường, thị trấn của toàn tỉnh. Hướng tới mục tiêu của Chương trình “Mỗi xã 01 sản phẩm”, người tạo ra sản phẩm OCOP là cộng đồng, người dân tại địa phương, nhằm làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, cải thiện sinh kế của người dân và cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp hoá nông thôn.
Hiện tại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khẩn trương xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới” là tiền đề quan trọng để các địa phương xây dựng kế hoạch và đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương.
Nhận xét
Đăng nhận xét