Kỹ thuật nuôi dế mèn tại nhà – dế khỏe – nhanh cho thu hoạch

Dế mèn đang ngày càng được nhiều người nuôi tại nhà vì có giá trị kinh tế cao. Kỹ thuật nuôi dế mèn cũng  không quá khó nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Bên cạnh đó thì dế mèn có khả năng sinh sản tốt nên lợi nhuận rất tốt.


Vậy hãy cùng chúng mình tìm hiểu cách nuôi dế mèn để có được giá trị kinh tế cao nhé!
Mục lục
1. Kỹ thuật nuôi dế cho năng suất cao
1.1 Chuẩn bị môi trường nuôi dế
Chuồng nuôi
Không cần quá cầu kỳ, chuồng nuôi của dế mèn có thể là xô, thau, hay chậu cũ có nắp đậy là được. Nhưng bạn cần đảm bảo chúng yên tĩnh và thoáng mát. Nắp đậy có thể là lồng bát hoặc nắp xõ cũ có đục nhiều lỗ để tạo sự thông thoáng. Cứ ban ngày mở ra, buổi tối thì đóng lajid dể tránh dế bay đi cũng như mèo hay chuột bắt dế.

Trước khi thả dế thì chuồng cần được rửa sạch và phơi khô để phục vụ việc chăn nuôi. Tùy theo điều kiện và phương tiện nuôi mà bạn bố trí sao cho phù hợp. Nuối dế giống bố mẹ (loại này là ép đẻ ) trong thùng có dung tích từ 40 – 50 lít thì thả được 10 dế đực và 20 dế cá. Còn trong thùng 80 -80 thì nuôi được 30 dế cái và 15 dế đực.


Thiết bị chăn nuôi
Rế tre, máng đẻ hay máng thức ăn, nước uống cho dế cần đơn giản. bạn có thể dùng vỏ nghê cũng được hoặc làm bằng xi măng, đồ sành sứ. Kích thước các thiết bị không cần quá lớn để phòng tránh dế con bị ngã chết. (đường kính vào khoảng 10 tới 15cm, dày chừng 1,5 đến 2cm và sâu chừng 0,5 đến 1cm là được.)

Trong chuồng nuôi bạn đặt rế tre có đường kính từ 15 đến 20cm (loại rế đựng xoong nồi). Rế phải là loại có lỗ nhỏ và dày nuôi dế con mới nở đến 25 ngày tuổi. Còn loại thưa dùng để nuôi đến khi trưởng thành, thu hoạch. Xô 45l thì xếp được 10 rế, 40l là 15 rế.

Các rế xếp chồng lên nhau đủ tạo khoảng trống đặt máng đẻ, máng thức ăn hay nước uống cho dế. Đất đặt trong máng đẻ phải là đất sạch, tơi xốp và có độ ẩm vừa phải. Độ dày lý tưởng là từ 3 tới 4 cm. Đất bạn có thể trộn với xơ dừa xay. Bạn tuyệt đối không được dùng đất có kiến, đất bị nhiễm hóa chất. Trên cùng ban phủ thêm 1 lớp cỏ cho dế ăn ở, sinh trưởng, sinh sản là được.

1.2 Lựa chọn giống nuôi
Chọn những con dế to khỏe,đủ râu, cánh và chân. Bạn ghép chúng theo tỷ lệ 1 đực và 2 cái.

Tùy vào hình thức nuôi mà bạn quyết định số lượng dế giống. Trong chậu bạn nên đặt 1 khay nước, 1 khay đất (cho dế đẻ), 2 khay thức ăn và 3 cái rế cho dế đậu và trèo.


Mẹo phân biệt dế đực, dế cái
– Dế đực sẽ có cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt.
– Dế cái cánh màu đen, bóng mượt (nhìn trơn láng)
– Dế đực bụng nhỏ hơn.
– Dế cái bụng to hơn vì có trứng
– Dế đực không có máng đẻ trứng.
– Dế cái có máng đẻ trứng ở phần đuôi. Máng  giống cái kim khâu quần áo để dế có thể cắm xuống đất và đẻ trứng.
– Dế đực kêu được (để ve vãn con cái)
– Dế cái không kêu được.

1.3 Thức ăn cho dế
Bạn có thể tận dụng nhiều loại thực vật như các loại cỏ, lá rau thừa, rau lang, rau sắn, lá đu đủ, cùi dưa hấu, dưa leo,… Chỉ miễn sao các loại thức ăn ấy được rửa sạch và không có thuốc bảo vệ thực vật là được. Cỏ cũng phải là có sạch và không nhiễm hóa chất.


Ngoài ra bạn có thể bổ sung cho dế các loại cám đã nghiền mịn đồng thời phải đảm bảo dế luôn có nước sạch để uống. Bạn nên dùn bình xịt nước tưới hoa để xịt để đảm bảo đủ ẩm và đặt một khay nước nhỏ để tránh dế trượt chân ngã chết trên trong. Nếu nuôi quy mô lớn thì bạn dùng bình có dung tích lớn, ngày phun 2, 3 lần tùy vào thời tiết là được.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm giàu nhờ nuôi ếch kết hợp ba ba